Nấm trái sầu riêng là một trong những bệnh thường gặp ở cây sầu riêng, gây ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của trái sầu riêng. Nấm trái trên sầu riêng do nấm Phytophthora palmivora gây ra, thường xuất hiện ở mùa mưa hoặc khi thời tiết ẩm.
* Nguyên nhân gây bệnh nấm trái sầu riêng:
+ Nấm Phytophthora palmivora là một loại nấm gây bệnh trên cây trồng, đặc biệt là trên cây sầu riêng. Nấm này thuộc họ Pythiaceae và có kích thước nhỏ, chỉ khoản 5 -10 µm.
+ Nấm Phytophthora palmivora có màu nâu đỏ đến đen, thường được tìm thấy ở dạng bào tử hoặc dạng đối xứng.
+ Nấm này có khả năng di chuyển và lây lan nhanh chóng qua nước, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt.
Hình ảnh: Nấm Phytophthora palmivora – tác nhân chính gây thối trái sầu riêng
* Các triệu chứng của bệnh nấm trái trên sầu riêng:
+ Trên trái: Thường xuất hiện từ phần đít trái, vết bệnh ban đầu trên trái là những đốm nhỏ màu nâu đen, sau đó lan rộng dần và chuyển màu xám đen. Nấm bệnh lan rộng bên ngoài vỏ trái sau đó xâm nhập dần vào phần thịt trái, khiến phần thịt trái thối nhũn, hôi chua.
+ Bệnh nấm trái không chỉ tấn công trên trái mà còn tấn công lên thân cây làm cho cây đổi màu khi nhiễm bệnh nặng vết bệnh dần chuyển sang màu nâu đỏ, vỏ thân nứt ra chảy nhựa vàng, ảnh hưởng mạch dẫn của cây làm lá cây vàng úa rồi rụng dần.
+ Khi môi trường ẩm thấp, trên các vết bệnh xuất hiện những tơ nấm màu trắng bám dày, bệnh nặng làm thối cả trái, có nhiều sợi nấm màu trắng bao phủ vết bệnh.
+ Bệnh nấm trái sầu riêng lây lan rất nhanh, khiến trái trong vườn thối rụng hàng loạt. Đặc biệt là giai đoạn trái lớn, đã đủ tuổi chín, gần thu hoạch.
+ Ngoài ra, nấm bệnh còn bám trên vỏ trái, sau đó tiếp tục phát triển làm hư hại trái sau khi trái được thu hoạch, bảo quản.
Hình ảnh: Trái sầu riêng bị bệnh nấm trái
* Cách xử lý và phòng ngừa bệnh nấm trái sầu riêng
– Để xử lý nấm trái sầu riêng nhà vườn thực hiện theo các bước sau:
+ Kiểm tra và loại bỏ các trái sầu riêng bị nhiễm nấm nặng. Thu gom và xử lý ngay những quả và cây bị nhiễm bệnh mang ra khỏi vườn tiêu hủy để ngăn ngừa nấm bệnh lây lan sang những cây khỏe mạnh khác.
+ Sử dụng các loại thuốc chứa gốc Đồng phun đều, ướt đẫm thân, cành, lá, quả để sát khuẩn, diệt nấm, ngăn chặn lây lan. Phun liên tiếp 2 lần thời gian cách nhau 3 – 5 ngày
– Cách phòng ngừa:
+ Tạo mương rãnh, hệ thống thoát nước cho vườn để vườn luôn khô ráo, ẩm độ phù hợp.
+ Chăm sóc, cải tạo đất vườn tơi xốp, thoáng khí bằng cách bổ sung các loại phân hữu cơ và vật liệu hữu cơ.
+ Bảo vệ và phát triển các loại cỏ bản địa trong vườn, trồng thêm cây che phủ để lấy sinh khối.
+ Bón phân cân đối giữa các thành phần Đạm, lân và kali, bổ sung trung vi lượng để tăng sức đề kháng cho cây, tuyệt đối không bón thừa đạm.
+ Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã được xử lý bằng các chủng nấm có lợi như: Trichoderma, Chaetomium… để cung cấp chất mùn, bổ sung các vi sinh vật giúp cải tạo đất, tiêu diệt các loại nấm bệnh gây hại.
+ Ngoài ra, nhà vườn cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm các vấn đề mà cây sầu riêng gặp phải
Hình ảnh: Sản phẩm Hữu cơ sử dụng cho cây sầu riêng
Hình ảnh: Sản phẩm NPK sử dụng cho cây sầu riêng
Hình ảnh: Sản phẩm NPK sử dụng cho cây sầu riêng
Hình ảnh: Sản phẩm NPK sử dụng cho cây sầu riêng