* Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh nấm hồng:
Bệnh nấm hồng (bệnh khô cành, khô quả, thối quả) do nấm Corticium salmonicolor gây ra, là một trong những dịch hại quan trọng gây hại ở nhiều bộ phận của cây cà phê, nhưng gây thiệt hại nặng nền nhất chủ yếu vẫn là trên cành và quả. Bệnh lây lan bằng bào tử thông qua gió, mưa hay côn trùng, bùng phát mạnh trong điều kiện nhiệt – ẩm cao, nhiều ánh sáng. Bệnh nấm hồng gây ra một số triệu chứng dễ nhận biết như sau:
– Vết bệnh ban đầu là những đốm nhỏ có màu xám hay hồng nhạt ở mặt dưới cành ở vị trí giáp với thân hoặc cành ngang. Thường bắt đầu xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên của tán cà phê. Cành nhiễm bệnh bị héo úa, trái chậm phát triển, dễ rụng.
– Các vết bệnh sau đó phát triển lớn hơn, dày hơn và chuyển sang màu hồng đậm. Cành nhiễm bệnh khô héo, lá vàng úa, quả héo rụng.
– Trên mặt vết bệnh có các nang hồng màu hồng nhạt. Khi cây bệnh nặng, vết bệnh lan nhanh ra thân, cành, quả; làm cho cành lá héo úa – khô cháy, chùm quả teo úa – rời rụng – khô đen.
Khi nấm xâm nhập sâu vào bên trong lớp vỏ thân cành sẽ làm mạch dẫn bị hỏng, không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng đi nuôi các bộ phận, gây ra tổn thương nghiêm trọng, do đó ảnh hưởng lớn năng suất và chất lượng cà phê. Cây cà phê bị bệnh nấm hồng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản thì nguy cơ chết rất cao; bị bệnh nấm hồng ở giai đoạn kinh doanh thì sinh trưởng phát triển kém, khô cành lá, rụng quả, suy giảm năng suất và chất lượng. Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh này có thể gây ra tình trạng chết cành, suy cây trên diện rộng. Nếu bùng phát thành dịch thì rất khó kiểm soát, ảnh hưởng to lớn đến vùng nguyên liệu. Đây là một trong những bệnh hại chính khiến nhà nông thiệt hại không nhỏ về chi phí, lợi nhuận và nhân công.
Những năm thời tiết thất thường (các thời kỳ nóng ẩm do mưa nắng xen kẽ nhiều), giá cà phê cao (vườn cây được thâm canh cao, có xu hướng mất cân đối dinh dưỡng) thì bệnh nấm hồng thường dễ bùng phát và gây hại nặng. Việc phát hiện bệnh khá muộn, cũng là một nguyên nhân làm cho việc phòng trừ hiệu quả thấp, chi phí tăng.
Bệnh nấm hồng gây khô cành, khô quả… ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng
* Biện pháp phòng trị bệnh nấm hồng trên cây cà phê
– Trồng giống khoẻ mạnh, có khả năng kháng bệnh. Trồng cây với mật độ vừa phải, tránh trồng quá dày. Trồng xen và cây che bóng đảm bảo, kiến tạo cảnh quan, phòng hộ sinh thái và cải thiện vi khí hậu.
– Vệ sinh vườn, tạo hình và cắt cành cà phê thông thoáng, rong tỉa cây che bóng và thoát nước tốt trong mùa mưa để cho vườn luôn thông thoáng, khô ráo, hạn chế sự phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại của nấm bệnh.
– Kiểm tra vườn thường xuyên, phòng trừ dịch hại tổng hợp; chú ý quản lí thảm cỏ và củng cố hệ thống vi sinh vật có lợi và vi sinh đối kháng thông qua việc phun 2-3 lần Chế phẩm vi sinh đậm đặc BLC 11 trong mùa mưa ẩm.
– Tăng cường hữu cơ vi sinh đối kháng với nấm bệnh là một giải pháp thuận tiện, rẻ tiền, dễ dàng, an toàn và có hiệu quả lâu dài và bền vững. Thường thực hiện theo một hoặc cả hai phương thức sau: (i) Sử dụng phân hữu cơ vi sinh BLC; (ii) Chế phẩm vi sinh đậm đặc BLC 11: có nhiều cách sử dụng BLC 11 nhà nông có thể tùy theo điều kiện thực tế mà áp dụng: phun, tưới, bón, rắc, ủ,… vài lần trong năm khi đất ẩm.
– Bón phân đầy đủ, cân đối đa trung vi lượng. Tránh bón dư đạm, bón mất cân đối. Giải pháp được nông dân ưu tiên lựa chọn là sử dụng các sản phẩm BLC NPK-TE chuyên dùng phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây cà phê.
– Khi bắt buộc phải phun thuốc bảo vệ thực vật thì phải tra cứu đầy đủ thông tin và hỏi chuyên gia tư vấn. Sử dụng thuốc BVTV chứa các hoạt chất đặc trị, phù hợp, hiệu quả trong phòng trị bệnh nấm hồng; tuân thủ nguyên tắc 4 đúng, sử dụng bảo hộ an toàn, đảm bảo cách ly và mức dư lượng cho phép.
– Trong hầu hết các trường hợp biện pháp sinh học và men vi sinh dễ có tác dụng hoặc hỗ trợ tốt cho việc phòng trừ dịch hại, cải thiện cân bằng sinh thái vườn cây theo hướng có lợi. Vì vậy, nhà vườn cần chú ý áp dụng hiệu quả.
– Trong các chương trình và dự án IPM, ICM, IPHM, GAP,… canh tác tái sinh trong vùng cảnh quan thì việc tăng cường hữu cơ đã ủ hoai và vi sinh hữu ích luôn là giải pháp cốt lõi và được ưu tiên áp dụng.
Vườn bị bệnh ít chỉ xuất hiện trên vài cây không cần phun thuốc mà phun CHẾ PHẨM VI SINH ĐẬM ĐẶC BLC 11 kết hợp với cắt vệ sinh tiêu hủy cành bệnh.
Vườn bị nặng phun thuốc BVTV 4 đúng. Sau khi phun hóa học 7-10 ngày (hết cách ly) thì phun CHẾ PHẨM VI SINH ĐẬM ĐẶC BLC 11 toàn diện (ngọn lá, cành quả, thân cây, mặt đất,…) để cung cấp vi sinh đối kháng bảo vệ và ổn đinh vườn cây và thúc đẩy lá rác mau mục thành phân dễ thu hoạch Phun 2 lần khi ẩm, cách nhau 2-3 tuần.
Hình ảnh bao bì chế phẩm vi sinh đậm đặc BLC 11
Quý bà con nông dân có thể tham khảo tài liệu, trang mạng, các nền tảng xã hội của Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng BLC qua các kênh sau:
- Tài liệu công ty: Sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón BLC
- Website công ty: https://binhdienlamdong.com.vn
- Facebok công ty: (https://www.facebook.com/binhdienlamdongBLC
- Zalo công ty: https://zalo.me/4518026920934296297
- Youtube: https://www.youtube.com/@binhdien-lamdongblc