Theo Bộ NN-PTNT, diện tích hồ tiêu cả nước năm 2024 ước đạt khoảng 113.000 ha, trong đó các tỉnh Tây Nguyên chiếm hơn 60% diện tích, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng. Đồng thời với các giải pháp quản lý dinh dưỡng khoáng, thì tăng cường phân hữu cơ vi sinh là hết sức quan trọng; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, hạn chế ô nhiễm môi trường, đảm bảo sản xuất hồ tiêu bền vững ở Việt Nam. Trong các quy trình kỹ thuật, tiêu chí sản xuất bền vững thì hữu cơ vi sinh luôn được đề cao, đóng vai trò quan trọng.
Những năm gần đây và hiện nay giá hồ tiêu liên tục tăng mạnh và đang giữ ở mức cao, đã thúc đẩy bà con nông dân tập trung thâm canh chăm sóc hồ tiêu và hồ tiêu trồng xen với các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Nên mức đầu tư được tăng cao để tăng năng suất và chất lượng nông sản, tranh thủ thời điểm giá tốt. Bên cạnh tập trung thực hành canh tác tốt và quản lý đồng ruộng thì cải thiện độ phì đất, bộ rễ cây để ứng phó tốt với biến đổi khí hậu, sốc nhiệt ẩm khốc liệt, sâu bệnh hại diễn biến phức tạp, tồn dư độc chất quá ngưỡng cho phép. Đồng thời, vàng lá thối rễ, chết nhanh chết chậm, tiêu điên… là những vấn đề thường hay gặp. Không thể nào giải quyết hiệu quả chúng nếu lạm dụng hay hoàn toàn dựa vào hoá chất; mà phải tăng cường các giải pháp hữu cơ, giải pháp sinh học, giải pháp sinh thái,… trong sản xuất, phòng trừ dịch hại tổng hợp, kiểm soát nguy cơ rủi ro một cách hiệu quả và bền vững.
Tác dụng của phân hữu cơ vi sinh trong canh tác:
- Làm tăng độ tơi xốp của đất nhờ bổ sung chất mùn và các hợp chất hữu cơ tự nhiên, tăng khả năng giữ ẩm và các chất dinh dưỡng, tạo ra môi trường sống phong phú cho quần thể sinh vật đất, tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hồ tiêu phát triển.
- Cải tạo lý tính, hóa tính các loại đất, giảm tình trạng đất bị nén chặt, chai cứng, đặc biệt ở những vườn trồng lâu năm. Giúp đất thoát nước tốt hơn, chống ngập úng,
- Bổ sung và điều hòa các dưỡng chất khoáng thiết yếu cả về đa lượng (đạm, lân, kali), trung lượng (canxi, magiê, lưu huỳnh, silíc), vi lượng (kẽm, bo, mô líp đen, sắt,…) đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển tốt của cây hồ tiêu.
- Thúc đẩy và cân bằng hệ vi sinh vật có ích phân giải nhanh các chất xơ, xác bã,… thành chất dễ tiêu giúp cây dễ hấp thu và sử dụng hiệu quả; phòng ngừa và đối kháng sâu bệnh hại, giúp cây phát triển ổn định, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Các mô hình trình diễn và thực nghiệm diện rộng ở các tỉnh Tây Nguyên cho thấy các sản phẩm hữu cơ vi sinh của Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng mang lại hiệu quả cao trong sản xuất hồ tiêu; giúp cải thiện độ phì đất, kiểm soát hữu hiệu dịch hại (chết chậm, chết nhanh, vàng lá thối rễ,…) và các rối loạn dinh dưỡng trên hồ tiêu. Công năng và tác dụng vượt trội của các sản phẩm BLC thông qua cung cấp hữu cơ hữu hiệu cao, sự bổ sung và thúc đẩy các hệ vi sinh vật có ích cần thiết và phù hợp với đồng ruộng và khí hậu-thời tiết địa phương.
Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng đã dày công nghiên cứu, nuôi cấy và nhân giống vi sinh có ích có hoạt lực cao trong các sản phẩm hữu cơ vi sinh vượt trội như BLC 08 hạn chế nấm bệnh (bổ sung các chủng nấm Trichodema spp., Bacillus subtilis), BLC 09 hạn chế tuyến trùng (bổ sung các chủng nấm Trichodema spp., Bacillus sp., Streptomyces), BLC Organic No.1 (bổ sung các chủng nấm Trichodema spp., Bacillus sp., Streptomyces, nấm tím Paecilomyces sp.), BLC Organic No.2 (bổ sung các chủng nấm Trichodema spp., Cheatomium sp.), hữu cơ viên nở BLC Organic No.4 (bổ sung chủng nấm Bacillus sp.). Các vi sinh này có hoạt tính cao, khỏe và phổ thích nghi rộng, đối kháng mạnh mẽ với các loại nấm gây bệnh như Phytophthora, Fusarium, Pythium,…
(Hình ảnh các sản phẩm hữu cơ vi sinh)
Bên cạnh việc sử dụng những sản phẩm hữu cơ vi sinh có sẵn, nhiều bà con nông dân đang có nhu cầu bức thiết là cần ủ phân hữu cơ bằng nguồn phân chuồng, phân xanh, xác bã thực vật từ các hoạt động sản xuất của gia đình. Vì vậy Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng đã phát triển thành công và cung cấp chế phẩm vi sinh đậm đặc BLC 11 bổ sung các chủng nấm Trichoderma spp., Bacillus thuringiensis, Chaetomium sp. giúp phân nhanh hoai mục, cây trồng hấp thu tốt. Với phương pháp sử dụng từ 1-2kg để ủ 1 tấn các loại phân chuồng (phân bò, phân gà, phân heo,..) hoặc xác bã thực vật (xơ dừa, cỏ mục, vỏ cà phê, rơm rạ,…). Ngoài ra, chế phẩm còn được sử dụng bằng cách tưới, phun trực tiếp lên hồ tiêu với cách dùng hòa tan 1 kg với 200 – 300 lít nước, sau đó tưới vào gốc hoặc phun lên thân, cành, lá, phun vào sáng sớm hoặc chiều tối.
(Hình ảnh chế phẩm vi sinh BLC 11)
Để các loại nấm có lợi này phát huy được vai trò trong việc phòng ngừa các bệnh gây hại trên vườn cây hồ tiêu nói riêng và các loại cây trồng nói chung cần phải sử dụng đúng cách.
– Đối với môi trường: để các vi sinh vật có lợi phát triển thì ta cần duy trì độ ẩm môi trường đất khi bón phân hữu cơ vi sinh bằng cách tạo lớp phủ bề mặt từ các phế phụ phẩm hoặc giữ thảm cỏ trên mặt đất để có nguồn thức ăn cho vi sinh vật.
– Đối với các sản phẩm hóa học:
+ Hạn chế hoặc không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc diệt cỏ nào.
+ Cách ly với phân vô cơ và các loại hóa học khác trước và sau khi bón 10-15 ngày.
Trên đây là những thông tin hữu ích về vai trò của phân bón hữu cơ vi sinh trong canh tác hồ tiêu mà Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng đã tổng hợp và chia sẻ tới quý bà con nông dân. Công ty hân hạnh được đồng hành cùng bà con trên con đường nông nghiệp hữu cơ bền vững. Chúc bà con một vụ mùa bội thu – trúng giá!