Dinh dưỡng cho cà phê đầu mùa mưa

Ngày Đăng: 03/07/2023

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu nên thời tiết ở Lâm Đồng nói riêng và Tây Nguyên nói chung diễn biến phức tạp, khó lường đã làm cho các loại cây trồng, đặc biệt là cây cà phê thay đổi chu kỳ sinh trưởng và phát triển làm cho năng suất, chất lượng ngày càng suy giảm. Trong khi đó, giá cà phê thì bấp bênh đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người nông dân. Do đó, để chủ động trong canh tác cà phê phù hợp với điều kiện thời tiết bất lợi thì ngoài các biện pháp như: Chọn giống thích hợp, tạo tán tỉa cành, ghép chồi, tưới nước hợp lý,… thì việc lựa chọn và sử dụng phân bón cân đối, hợp lý cũng là biện pháp góp phần nâng cao khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận do biến đổi khí hậu, cũng như tăng năng suất, chất lượng cho cà phê, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân.

Đầu mùa mưa là giai đoạn rất quan trọng để cà phê làm hai nhiệm vụ chính là vừa nuôi quả và phát triển hệ thống cành dữ trữ tạo tiền đề cho năng suất của mùa vụ sau. Trong giai đoạn này, quả cà phê còn nhỏ nên nhu cầu về dinh dưỡng chủ yếu là Đạm và Lân cao, Kali ở mức độ vừa phải, ngoài ra cây cà phê cũng rất cần các chất trung và vi lượng (TE) để phát triển một cách cân đối.

Đạm: Có tác dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, thúc đẩy sự nảy chồi, ra lá, phát triển hệ thống cành dự trữ, sự lớn lên của quả, tăng sinh khối hạt cà phê và cho năng suất cao.

Lân: Giúp cây cà phê tăng khả năng trao đổi chất, kích thích sự phát triển của hệ rễ, giúp bộ rễ phát triển mạnh, hệ thống rễ con nhiều và khoẻ sẽ giúp khả năng hút dinh dưỡng một cách tối đa.

Kali: Tăng cường khả năng chống chịu của cây đối với các điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh hại. Có tác dụng tích cực đến quá trình trao đổi tổng hợp Đạm. Tăng tỷ lệ nhân trong trái, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng.

Trung vi lượng (TE): Giúp cho cà phê sinh trưởng phát triển cân đối, tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận trong mùa mưa.

Chính vì vậy, trong giai đoạn này các nhà khoa học thường khuyến cáo bà con nông dân trồng cà phê cần lựa chọn các sản phẩm phân bón NPK + TE có tỷ lệ Đạm, Lân và Kali thích hợp như: 3-2-1, 2-2-1 hoặc tương đương… Tuy nhiên, trong điều kiện canh tác hiện nay bà con nông dân chỉ quan tâm và sử dụng nhiều phân bón hoá học đã làm cho đất đai ngày càng bị chai cứng, thoái hoá ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triến của cà phê, khả năng chống chịu các điều điều ngoại cảnh bất lợi. Để thay đổi tư duy canh tác lâu nay, cũng như sử dụng phân bón hợp lý, bền vững thì hiện nay các nhà khoa học khuyến cáo bón phân kết hợp giữa vô cơ và hữu cơ theo hướng nông nghiệp bền vững, đặc biệt là hữu cơ vi sinh ngoài việc bổ sung hàm lượng hữu cơ cao giúp tăng độ mùn, cải tạo đất thì còn có các vi sinh vật hữu ích như: Tập đoàn nấm Trichoderma, vi khuẩn Bacillus subtilic, vi khuẩn Pseudomonas, vi khuẩn Azotobacter, xạ khuẩn Streptomyces,…. giúp phân giải các chất khó tiêu thành dễ tiêu giúp cây cà phê hấp thu tốt hơn và tăng khả năng phòng ngừa sâu bệnh hại.

Nhằm giúp cho bà con nông dân có những lựa chọn thích hợp và sử dụng phân bón hợp lý đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cà phê trong giai đoạn đầu mùa mưa Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng đã phối hợp với các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm, thực nghiệm để đưa ra các dòng sản phẩm phân bón Đầu Trâu NPK và hữu cơ vi sinh chuyên dùng thích hợp nhất cho cây cà phê giai đoạn này.

1. Một số sản phẩm NPK cho đầu mùa mưa và lượng bón:

NPK 16-16-8-6S+TE

NPK 16-16-8-8S+TE

NPK 17-15-8+TE

NPK 17-10-7+TE

NPK 19-13-8-5S+TE

NPK 19-16-8+TE

NPK 18-14-7-7S+TE

NPK 20-10-10+TE…               

Lượng bón:       – Cà phê kiến thiết cơ bản: 200 – 400 kg/ha/lần bón

                       – Cà phê kinh doanh: 500 – 700 kg/ha/lần bón

Lưu ý: Tùy theo năng suất của vườn cây có thể điều chỉnh lượng bón cho phù hợp

2. Một số sản phẩm hữu cơ vi sinh và lượng bón

Hữu cơ BLC 08 chuyên dùng cho các loại cây trồng

Hữu cơ BLC 08 hạn chế tuyến trùng rễ

Hữu cơ BLC 08 chuyên dùng cho cà phê, tiêu, cao su

Hữu cơ Trichoderma BLC 09

Lượng bón:       – Bón lót trước khi trồng:                    2 – 3 kg/cây

                       – Bón thúc đầu và cuối mùa mưa:        1,5 – 2 kg/cây/lần bón

Lưu ý: Không trộn phân hữu cơ vi sinh và NPK để bón cùng lúc. Bón hữu cơ vi sinh trước rồi 10-15 ngày sau đó tiếp tục bón phân NPK sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.