Sản phẩm mới CHẾ PHẨM VI SINH BLC 11

Ngày Đăng: 11/06/2024

Phòng kỹ thuật công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng

Với đà phát triển nông nghiệp hữu cơ, sạch, an toàn và chất lượng thì thuốc BVTV sinh học đang được phổ cập và ưu tiên sử dụng. Các loại thuốc trừ sâu sinh học hiệu quả cao, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Thuận theo xu thế của sản xuất, hiểu được mong muốn của nhà nông, công ty cổ phần Bình Ðiền – Lâm Ðồng với sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành đã dày công nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất thành công

  1. CHẾ PHẨM VI SINH BLC 11 có hiệu lực mạnh mẽ, phù hợp hoàn hảo với điều kiện sản xuất và đồng ruộng của nước ta, với mật độ vi sinh vật đậm đặc (108 CFU/g), gồm các vi sinh vật đối kháng cao với nấm bệnh (vi nấm Trichoderma, vi nấm Chaetomium…) hoạt lực trừ sâu sinh học cao (vi khuẩn Bacillus thuringiensis – Bt) được chế xuất đầy đủ trong sản phẩm.

Chế phẩm vi sinh BLC 11 có nhiều cách sử dụng thuận tiện để nhà nông lựa chọn phù hợp như: ủ, trộn, rắc, bón, tưới, phun,… có tác dụng kiểm soát và phòng ngừa các loại bệnh gây hại cho cây trồng như: vàng lá, héo xanh, khô cành, nứt thân, xì mủ, thối rễ, lở cổ rễ, chết nhanh, chết chậm,… đặc biệt hiệu quả trong quản lý tổng hợp bệnh trên các loại cây trồng như: cà phê, hồ tiêu, sầu riêng, ca cao, chanh dây, cây có múi và các loại rau hoa màu,… Đồng thời, chế phẩm có hiệu lực cao đối với các loại sâu ăn lá như sâu tơ, sâu xanh da láng, sâu đục thân, sâu đục bẹ bắp, sâu đục quả, sâu quấn lá,…

1.1. Vai trò của vi nấm Trichoderma

Nấm đối kháng Trichoderma được sử dụng ngày càng phổ biến trong canh tác nông nghiệp bởi khả năng mang lại nhiều công dụng hữu ích cho cây trồng.

* Đối kháng với các nấm gây bệnh vàng lá, xì mủ, nứt thân, thối rễ, héo cây con

Nấm đối kháng Trichoderma tiết ra các sinh phẩm đặc biệt phá vỡ lớp vỏ tế bào các loại nấm hại, tấn công vào bên trong và biến chúng thành các chất dinh dưỡng. Trichoderma có khả năng đối kháng nấm bệnh nhờ vào nhiều cơ chế khác nhau, có thể khái quát thành 3 cơ chế chính sau:

+ Kháng sinh: Tiết các “kháng sinh” kìm hãm sự tăng trưởng của nấm gây bệnh.

+ Cạnh tranh: Tranh và chiếm dinh dưỡng, không gian sống với các nấm gây bệnh.

+ Ký sinh: Xâm nhập giết chết nấm gây bệnh hoặc tiết enzyme để phân hủy chúng.

* Bảo vệ bộ rễ

Chế phẩm Trichoderma bón vào đất sẽ tiết ra các chất kích thích để rễ cây bám sâu vào đất giúp bộ rễ khỏe mạnh, chắc chắn và phát triển mạnh. Đồng thời, còn tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phòng vệ của cây trồng.

         * Phòng trừ tuyến trùng hại rễ

Trichoderma sẽ quấn chặt và xâm nhập vào cơ thể tuyến trùng thông qua đường miệng hút, cơ quan sinh dục và hậu môn dẫn tới tuyến trùng bị biến dạng và chết đi.

         * Tăng độ xốp, độ phì của đất

Trichoderma cộng sinh tốt với các chủng vi sinh có lợi trong đất, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có ích (cố định đạm, phân giải lân,…) giúp đất gia tăng độ màu mỡ, tơi xốp.

         * Phân hủy nhanh chất xơ, xác bã,…

Trichoderma tiết enzyme phân giải xơ bã, phân hữu cơ, mùn,… và chuyển thành dạng chất mà rễ cây có thể hấp thụ được như: pectinase, protease, enzyme cellulase, amylase, chitinase…

Trichoderma trộn cùng với phân chuồng trong quá trình ủ sẽ có tác dụng giảm bớt mùi hôi. Ngoài ra còn thúc đẩy quá trình phân giải, từ đó tiết kiệm được phần lớn thời gian ủ phân.

Chaetoviridins A và B: ức chế nấm như Pyricularia oryzae và Pythium.

Rotiorinols, tạo ra bởi nấm C. cupreum, ức chế nhiều mầm bệnh, bao gồm cả nấm và vi khuẩn.

+ Ký sinh: Chaetomium có hệ enzym ngoại bào đa dạng: Cellulase, chitinase và b-1,3-glucanase… Những enzym này hỗ trợ Chaetomium phá vỡ thành tế bào nấm gây bệnh trên cây trồng.

         * Cải thiện chất lượng đất, kích thích sự phát triển

Chaetomium đã được chứng minh là tạo ra một lượng đáng kể ergosterol cơ chất, một nhóm chất chuyển hóa có nguồn gốc từ nấm có khả năng cải thiện độ phì nhiêu của đất và làm cho đất trở nên màu mỡ hơn. Ergosterol tăng cường cấu trúc đất và thúc đẩy sự phát triển của cây trồng. Sự hiện diện của ergosterol là một chỉ thị sinh học quan trọng của chất lượng đất.

         * Tăng sức đề kháng cho cây

Một cơ chế khác đáng chú ý là hợp chất Chaetoglobosin C do nấm Chaetomium globosum tạo ra có khả năng kích thích tính kháng của cây trồng. Chaetomium hình thành các lớp oxy phản ứng, là các phân tử truyền tín hiệu giúp cây trồng chống lại sự lây nhiễm mầm bệnh.

1.3. Vai trò của vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt)

Hiện nay, thuốc trừ sâu sinh học từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis đã chiếm phần lớn thị trường thuốc trừ sâu sinh học trên thế giới cũng như ở nước ta, Vi khuẩn Bacillus thuringiensis có tác dụng phòng trừ tốt đối với một số ấu trùng sâu vẽ bùa, có thể dùng để phòng trừ sâu xanh da láng, sâu đục thân, sâu đục bẹ, sâu xanh da láng, sâu cuốn lá, sâu đục bẹ ngô, sâu đục quả, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu đục bẹ…

Trong quá trình sinh trưởng, vi khuẩn Bacillus thuringiensis tạo ra 2 nhóm độc tố là độc tố trong và độc tố ngoài. Ðộc tố trong Delta-Endotoxin là một protein ở dạng tinh thể (độc tố tinh thể) tạo thành trong tế bào vi khuẩn, là chất gây độc chủ yếu của vi khuẩn đối với sâu hại, phổ tác dụng khá rộng, đặc biệt hiệu lực cao trên sâu non bộ cánh vẩy và tuyến trùng nút rễ. Đầu tiên nó gây liệt ruột, thủng ruột, tê liệt cơ thể và sâu trùng bỏ ăn. Sau đó, Bacillus thuringiensis xâm nhập vào khoang máu để sinh sôi, gây ra bệnh bạch cầu, dẫn đến cái chết của sâu hại.

Bacillus thuringiensis thường được sử dụng để kiểm soát ấu trùng sâu hại sâu tơ, sâu xanh chè, sâu xanh hại chè, sâu ngô quân, sâu đục quả đậu, sâu xanh da láng và các loại ấu trùng, tuyến trùng nút rễ, ấu trùng muỗi, giòi tỏi, bọ cánh cứng và các loài gây hại khác…

  1. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHẾ PHẨM BLC 11

2.1. Tưới, phun trực tiếp

 

Loại cây trồngLượng sử dụngPhương pháp sử dụng
Cây công nghiệp (Cây cà phê, hồ tiêu,  cao su, điều,…)–  Thời kỳ KTCB: 3-5 kg/ha;

–  Thời kỳ kinh doanh: 5-7 kg/ha;

Hòa tan 1kg vào 200-250 lít nước, sau đó:

+ Tưới gốc để kiểm soát nấm bệnh có trong đất gây hại trên bộ rễ.

+ Phun ướt thân, 2 mặt lá, tán lá để phòng ngừa nấm bệnh trên thân, lá.

–    Định kỳ 1-2 tháng/lần hoặc sau khi dùng thuốc hóa học 7-10 ngày. Nên tưới hoặc phun khi đất đủ ẩm, trời mát dịu

Cây ăn trái
(Sầu riêng, thanh long, bơ, xoài, chanh dây,…
–  Thời kỳ KTCB: 3-5 kg/ha;

–  Thời kỳ kinh doanh: 5-7 kg/ha;

Cây lương thực, hoa rau màu–  Xử lý đất trước trồng: 5-6 kg/ha.

–  Sau trồng 20-30 ngày: 6-8 kg/ha.

Đối với cây đang bị bệnh hoặc nguy cơ dịch hại cao nên xử lý toàn diện (cả trên cây và dưới mặt đất) để tăng cường hiệu quả đối kháng và kiểm soát nấm bệnh.

2.2. Ủ phân hữu cơ:

 

– Dùng 1-2 kg Chế phẩm BLC 11 và 30 kg super lân cho mỗi tấn phân chuồng (trâu, bò, gà, heo, dê,…) hoặc xác bã thực vật (xơ dừa, cỏ mục, vỏ cà phê, xô bồ tiêu, rơm rạ, lục bình,…).

– Trộn đều và tưới nước làm ẩm cơ chất 50-60% (vắt thì nước vừa rỉ ra kẽ tay là vừa).

– Ðảo trộn đều men và cơ chất, đánh đống ủ cao 1-2m, che đậy bằng bạt nylon có màu tối.

– Sau 20 ngày đảo trộn, tưới bổ sung cho đủ ẩm (55-60%). Sau 45-60 ngày phân sẽ hoai (nhiệt độ đống ủ mát trở lại) đảo thêm (1 kg BLC11 / khối phân) và bón cho cây trồng.

– Bảo quản phân chưa sử dụng nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp.

– Nên dùng găng tay khi bón. Rửa tay sạch sau khi sử dụng. Ðể xa tầm tay trẻ em.