QUẢN LÝ DINH DƯỠNG CHO CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN GIỮA VÀ CUỐI MÙA MƯA TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT HIỆN NAY

Ngày Đăng: 12/06/2023

QUẢN LÝ DINH DƯỠNG CHO CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN GIỮA VÀ CUỐI MÙA MƯA

TRONG ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT HIỆN NAY

         

Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng

Trong vài năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến thời tiết ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt là mùa mưa năm nay ở các vùng trồng cà phê của Lâm Đồng thời gian mưa ít, hiện tượng mưa cục bộ xuất hiện nhiều hơn, lượng nước mưa trong thời điểm mùa vụ bón phân không đáp ứng đủ để hòa tan tốt các loại phân vô cơ mà bà con nông sử dụng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây và xảy ra tình trạng thất thoát phân bón ở nhiều vùng trồng Cà phê trong tỉnh. Mặt khác, giá cả phân bón Vô cơ (các loại phân đơn và NPK) liên tục tăng cao trong khi giá đầu ra lại thấp và bấp bênh ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như giảm thu nhập của bà con nông dân dẫn đến nhiều bà con nông dân hạn chế đầu tư làm cho cây Cà phê có dấu hiệu suy kiệt, thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, đặc biệt là trong giai đoạn nuôi trái như hiện nay.

Do đó, để chủ động hơn trong canh tác Cà phê phù hợp với điều kiện thời tiết và giai đoạn sinh trưởng, phát triển hiện tại cũng như quản lý tốt chi phí đầu vào, tăng năng suất chất lượng, giảm thất thoát trong quá trình bón phân ngoài các biện pháp như: Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm và phòng ngừa các loại sâu bệnh hại, để thảm phủ, trồng xen đa dạng về cây trồng,… thì việc lựa chọn và sử dụng phân bón đầy đủ, cân đối đa trung vi lượng, hợp lý theo nguyên tắc 5 đúng:

– Bón đúng loại cây cần

– Bón đúng liều lượng

– Bón đúng lúc

– Bón đúng điều kiện thổ nhưỡng

– Bón đúng cách (phương pháp).

Là những biện pháp rất cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý dinh dưỡng cho cây Cà phê, tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi luận cho bà con nông dân

Giai đoạn giữa và cuối mùa mưa đối với cây Cà phê là rất quan trọng với các nhiệm vụ như: Nuôi trái lớn, tích trữ chất khô trong quả để tạo nên năng suất, chất lượng nhân, nuôi hệ thống cành dự trữ cho vụ mùa tiếp theo… chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi rất cao và cân đối đầy đủ đa trung vi lượng, trong giai đoạn này nhu cầu về Kali và Đạm là tương đối cao. Tuy nhiên, trong điều kiện bình thường hiệu suất sử dụng các chất của cây trồng cũng khác nhau, đối với dinh dưỡng Đạm khoảng 40-50%, Lân khoảng 20-30%, Kali khoảng 50-60% nhưng trong điều kiện mưa ít, lượng nước thiếu thì khả năng hấp thụ dinh dưỡng của Cà phê càng giảm xuống rất nhiều và dễ thất thoát như Đạm bị bốc hơi, Lân, Kali bị cố dịnh và khó tan. Do đó, bà con nông dân cần hạn chế sử dụng các loại phân đơn hoặc tự mua phân đơn về phối trộn dễ mất cân đối lại không có đầy đủ Đa trung vi lượng cần thiết mà nên lựa chọn các sản phẩm phân bón NPK + TE chuyên dùng có hàm lượng Đạm – Lân – Kali thích hợp theo tỉ lệ như: 2-1-2, 2-1-3, 3-1-3… cân đối Đa trung vi lượng giúp cây Cà phê phát triển tốt nhất.

Một số sản phẩm NPK + TE của công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng sử dụng thích hợp cho giai đoạn giữa và cuối mùa mưa như: BLC NPK 16-8-16-8S+TE (B+Zn); NPK BLC nuôi trái, BLC NPK 16-7-17-8S+TE, BLC NPK 16-8-18-8S+TE BLC NPK 17-7-17+TE, BLC NPK 18-8-18+TE, BLC 22-8-18+TE,… với ưu điểm tan nhanh, các hàm lượng dinh dưỡng ở dạng hữu dụng, cân đối đầy đủ các dưỡng chất đa trung vi lượng cho Cà phê hấp thụ một cách nhanh nhất, giảm thiểu thất thoát phân bón.

* Một số sản phẩm NPK + TE của Bình Điền – Lâm Đồng (BLC) và lượng bón

Lượng bón: Cho cà phê kinh doanh khoảng 600 – 900 kg/ha/lần bón.

* Lưu ý: Tuỳ thuộc vào độ phì của đất, năng suất vườn cây và hàm lượng phân bón có thể điều chỉnh lượng bón cho phù hợp và nên chia nhỏ lượng bón làm nhiều lần để đạt hiệu quả tốt hơn và giảm thất thoát phân bón.

Với tình hình thực tế như hiện nay, để việc bón các sản phẩm phân bón NPK+TE của Bình Điền – Lâm Đồng cho cây cà phê hợp lý, an toàn, mang lại hiệu quả cao Qúy bà con nông dân cần lưu ý những điểm kỹ thuật cốt lõi sau:

+ Bón phân đạt hiệu quả cao khi bộ rễ cây cà phê khoẻ, đất có ẩm độ phù hợp, thời tiết thuận lợi, bón đúng chủng loại và liều lượng phân.

+ Bón quanh theo mép tán lá (không bón phân vào gốc cây), bón đủ lượng theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

+ Nên chia ra nhiều lần bón với lượng vừa phải để cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng, không gây hại rễ và giảm thất thoát phân bón.

+ Bón phân Hữu cơ vi sinh (có các vi sinh vật hữu ích, đối kháng) ít nhất 1 lần vào đầu mùa mưa (sau 2 – 3 cơn mưa đầu mùa), khi đất có ẩm độ tốt để cải thiện môi trường đất, hạn chế nấm, bệnh hại.

+ Định kỳ (2-3 năm/lần) lấy mẫu đất gửi WASI hoặc các cơ quan có chức năng phân tích mẫu đất để phân tích độ phì của đất nhằm xác định quy trình bón phân cho hợp lý và hiệu quả.

+ Kiểm tra bộ rễ cây trước khi bón phân, nếu rễ bị hư (u, sưng, đen, thối,…) thì phải điều trị cho rễ khoẻ lại rồi mới bón NPK+TE.