QUẢN LÝ DINH DƯỠNG CHO CÂY CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI LỚN

Ngày Đăng: 16/09/2024

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến khó lường, thời tiết ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã thay đổi rõ rệt, vào giai đoạn giữa và cuối mùa mưa lượng mưa không còn nhiều và không được đáp ứng đầy đủ như trước đây, thậm chí có những vùng thị trường bà con nông dân phải tưới thêm nước mới đủ cung cấp cho cây. Trong khi đó, đây là giai đoạn rất quan trọng cà phê tập trung chủ yếu nuôi trái lớn và phát triển hệ thống cành dữ trữ cho năm sau, phần lớn dinh dưỡng cây lấy được chủ yếu để cung cấp tăng sinh khối nhanh cho nhân quyết định đến năng suất chất lượng cà phê. Do đó, ngoài lượng nước được cung cấp đầy đủ cho cây và để hòa tan phân bón thì hàm lượng dinh dưỡng cho cà phê ở giai đoạn này cũng phải hợp lý và cân đối nên dùng các sản phẩm NPK + TE có hàm hàm lượng Đạm, Kali cao, Lân ở mức độ vừa phải hoặc thấp và đầy đủ các chất trung vi lượng.

– Đạm (N): Tham gia vào thành phần chính của Clorophin, protit, axit amin … có tác dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phát triển cành dự trữ, màu xanh của lá tăng khả năng quang hợp và tăng năng suất cho cây trồng

– Lân (P): Trong giai đoạn với hàm lượng vừa phải này giúp ổn định bộ rễ, hệ thống rễ con nhiều và khoẻ sẽ giúp khả năng hút dinh dưỡng một cách tối đa.

– Kali (K): Hàm lượng cao giúp nuôi quả lớn, tăng khả năng hút Đạm, Lân và các chất trung vi lượng khác.

– Trung vi lượng (TE): Giúp cho cà phê sinh trưởng phát triển cân đối, tăng sức chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận trong mùa mưa, đặc biệt là Bo, Kẽm để nuôi và hạn chế rụng trái.

Để tăng cường hiệu quả khi sử dụng phân bón, đầy đủ, cân đối và hợp lý hơn thì bà con nông dân nên áp dụng theo nguyên tắc 5 đúng:

– Bón đúng loại cây cần.

– Bón đúng liều lượng.

– Bón đúng lúc cây cần.

– Bón đùng điều kiện đất đai.

– Bón đúng cách (phương pháp).

      Nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây cà phê vào giai đoạn nuôi trái lớn trong điều kiện thực tế hiện nay, Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng (BLC) giới thiệu một số sản phẩm bón thích hợp cho giai đoạn này như: BLC NPK 16-8-16-8S+TE (B+Zn); NPK BLC nuôi trái, BLC NPK 17-7-17+TE, BLC NPK 18-8-18+TE, BLC NPK 22-8-18+TE … hoặc tương tự theo tỷ lệ 2-1-2, 2-1-3, 3-1-3… với ưu điểm tan nhanh, cân đối các dưỡng chất đa trung và vi lượng giúp cà phê hấp thụ tốt nhất.

      * Một số sản phẩm BLC NPK thích hợp cho Cà phê giai đoạn nuôi trái lớn:

Một số sản phẩm NPK +TE chuyên dùng

 Một số sản phẩm NPK +TE cao cấp

Lượng bón:   – Cà phê kiến thiết cơ bản: 300 – 500 kg/ha/lần bón

Cà phê kinh doanh: 500 – 1.000 kg/ha/lần bón.

Lưu ý: Tuỳ theo hàm lượng dinh dưỡng sử dụng lượng bón cho phù hợp và nên chia nhỏ lượng bón thành nhiều lần để hạn chế thất thoát phân bón

      Ngoài ra, Công ty không chỉ tập trung sản xuất phân hỗn hợp NPK mà rất quan tâm đến phát triển sản phẩm phân bón Hữu cơ các loại ứng dụng trong canh tác nông nghiệp bền vững hiện nay. Đặc biệt là phát triển các dòng Hữu cơ vi sinh có khả năng phòng ngừa bệnh hại cây trồng. Việc sử dụng quá nhiều phân vô cơ đã dẫn đến tình trạng đất đai ngày càng bị chai cứng, độ tơi xốp không còn như trước, các vi sinh vật có ích sống trong đất cũng dần mất đi thay vào đó các vi sinh vật có hại ngày càng phát triển. Chính vì vậy cũng đã nghiên cứu cho ra các sản phẩm hữu cơ vi sinh như: Hữu cơ truyền thống BLC Organic No.1, Hữu cơ vi sinh BLC Organic No.2, Hữu cơ vi sinh BLC 8 phòng ngừa bệnh, Hữu cơ vi sinh BLC 09 Trichoderma, Hữu cơ nở đa dụng BLC Oganic No.4, … ngoài cung cấp lượng lớn chất hữu cơ giúp giữ ẩm, giữ dinh dưỡng và tăng độ tới xốp cho đất thì sản phẩm này còn bổ sung hệ vi sinh vật có ích đó là nấm đối kháng Trichoderma sp. kết hợp với chủng xạ khuẩn Streptomyces sp.và vi khuẩn Bacillus sp phòng ngừa các loại bệnh hại trên cây trồng như: thối rễ, lở cổ rễ, thối thân, chết nhanh, chết chậm, vàng lá, … Đặc biệt tăng cường thêm nấm tím Paecillomyces, Chaetomium sp,… có tác dụng phòng ngừa bệnh tuyến trùng hại rễ, nứt thân, xì mủ, …

      * Một số sản phẩm hữu cơ vi sinh, hữu cơ nở:

+ Lượng bón:   – Bón lót trước khi trồng: 1 – 3 kg/cây

– Bón thúc đầu và cuối mùa mưa: 1 – 2 kg/cây/lần bón

Lưu ý: Không trộn phân hữu cơ vi sinh và NPK để bón cùng lúc. Bón hữu cơ vi sinh trước 10-15 ngày sau đó tiếp tục bón phân NPK.

          Đặc biệt, năm nay trong giai đoạn mùa mưa do ảnh hưởng của thời tiết gây ra hiện tượng sốc nhiệt ẩm trên diện rộng khắp các tỉnh Tây Nguyên làm cho tình trạng cây Cà phê bị vàng lá, rụng trái, rụng lá… bên cạnh đó, tình trạng bệnh vàng lá, thối rễ do tuyến trùng và nấm bệnh diễn ra trên rất nhiều vườn Cà phê. Để hạn chế tình trạng này, Công ty Cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng đã phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm chế phẩm vi sinh BLC 11 với mật độ vi sinh vật đậm đặc có hàm lượng 108 CFU/g bao gồm các thành phầm vi sinh vật đối kháng hiệu quả cao như: vi nấm Trichoderma, vi nấm Chaetomium, vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) – được xem như một loại thuốc trừ sâu sinh học hoạt lực cao. Sản phẩm BLC 11 khi được tưới vào đất hoặc phun lên cây trồng có tác dụng hạn chế và phòng ngừa hiệu quả các loại bệnh gây hại trên cây trồng như: vàng lá, thối rễ, lở cổ rễ, nứt thân, xì mủ,…

* Hình ảnh sản phẩm chế phẩm vi sinh BLC 11:

                                                                                                       

+ Hướng dẫn sử dụng:

Loại cây trồngLượng sử dụngPhương pháp sử dụng
Cây công nghiệp (Cây cà phê, hồ tiêu,  cao su, điều,…)–  Thời kỳ KTCB: 3-5 kg/ha;

–  Thời kỳ kinh doanh:5-7 kg/ha;

Hòa tan 1kg vào 200-250 lít nước, sau đó:

+ Tưới gốc để kiểm soát nấm bệnh có trong đất gây hại trên bộ rễ.

+ Phun ướt thân, 2 mặt lá, tán lá để phòng ngừa nấm bệnh trên thân, lá.

–    Định kỳ 1-2 tháng/lần hoặc sau khi dùng thuốc hóa học 7-10 ngày. Tưới hoặc phun khi đất ẩm, trời mát.

Cây ăn trái
(Sầu riêng, thanh long, bơ, xoài, chanh dây,…
–  Thời kỳ KTCB: 3-5 kg/ha;

–  Thời kỳ kinh doanh: 5-7 kg/ha;

Cây lương thực, hoa rau màu–  Xử lý đất trước trồng: 5-6 kg/ha.

–  Sau trồng 20-30 ngày: 6-8 kg/ha.

Đối với cây đang bị bệnh hoặc nguy cơ dịch hại cao nên xử lý toàn diện (cả đất và cây)
để tăng cường hiệu quả đối kháng và kiểm soát nấm bệnh.