Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến thời tiết ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng diễn biến phức tạp. Điển hình là mùa mưa năm nay ở các vùng trồng cà phê của Lâm Đồng với lượng mưa khá ít, các cơn mưa không liên tục nên lượng nước không đủ để hòa tan phân bón làm ảnh hưởng lớn đến quá trình bón phân của bà con nông dân, cũng như giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây cà phê. Thời tiết nắng mưa thất thường, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi cho một số loại sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là các loại tuyến trùng rễ gây hại và lây lan,… đây là những nguyên nhân đã làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cà phê, dẫn đến hậu quả là năng suất và chất lượng giảm sút.
Vào giai đoạn giữa và cuối mùa mưa là thời điểm rất quan trọng để cây cà phê làm hai nhiệm vụ chính là tích trữ chất khô trong quả, nuôi quả tạo nên năng suất cà phê và phát triển hệ thống cành dữ trữ tạo tiền đề cho vụ mùa năm sau. Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng cây cà phê cần nhiều nhất là Kali và Đạm, còn Lân ở mức độ vừa phải, ngoài ra cây cà phê cũng cần bổ sung đầy đủ các chất trung vi lượng. Do đó, bà con nên lựa chọn các sản phẩm phân bón NPK + TE có hàm lượng Đạm – Lân – Kali theo tỷ lệ thích hợp như: 2-1-2, 3-1-2; 2-1-3… hoặc tương đương. Tuy nhiên, để cây cà phê có thể hấp thu dinh dưỡng một cách tối ưu thì đòi hỏi bộ rễ cà phê phải phát triển tốt không bị tuyến trùng gây hại.
Qua quá trình phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu thực tiễn trên vườn cà phê ở Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên thì bộ rễ cà phê hiện tại phát triển rất kém và bị tuyến trùng gây hại khá phổ biến, đã tác động không nhỏ đến năng suất và chất lượng cà phê. Trước tình hình đó, Phòng kỹ thuật Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng đã nghiên cứu và thực nghiệm thành công hoạt chất Chitosan để bổ sung vào trong sản phẩm phân bón NPK.
Chitosan là hợp chất hữu cơ cao phân tử được điều chế từ vỏ tôm, cua và các loại giáp sát khác ở dưới dạng hoạt chất có nhiều tác dụng tốt đối với cây trồng cụ thể như sau:
– Kháng được các loại vi rút, vi khuấn, nấm, côn trùng… gây hại cho cây trồng.
– Giúp cây trồng giảm thoát hơi nước, tăng sức chống chịu trong điều kiện khô hạn.
– Tác dụng kích thích sinh trưởng phát triển của cây, tăng khả năng trao đổi chất và quang hợp cho cây trồng.
– Cải tạo đất, giúp bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế các vi sinh vật gây hại trong đất, đồng thời kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.
– Tăng tỉ lệ đậu trái, giảm hiện tượng rụng trái sinh lý và tăng năng suất cây trồng.
Hiện tại, công ty đã sản xuất và cung ứng ra thị trường sản phẩm cao cấp thế hệ mới BLC NPK 18-8-18+TE (Chitosan) rất thích hợp cho cây cà phê giai đoạn giữa và cuối mùa mưa, đặc biệt là cà phê ghép, cao sản.
CÔNG DỤNG:
– Giúp cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
– Cây khỏe, lá xanh dày.
– Quả chín đều, chắc hạt, hiệu quả kinh tế cao.
– Duy trì và cải thiện độ phì nhiêu của đất.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
Cây cà phê kinh doanh: Bón từ 400-700 kg/ha/lần bón.
* Lưu ý: Tùy theo năng suất vườn cây có thể điều chỉnh lượng bón hoặc chia nhỏ số lần bón cho phù hợp.
Bên cạnh đó, quý bà con nên bón kết hợp các sản phẩm phân bón Hữu cơ vi sinh của Bình Điền – Lâm Đồng nhằm cải tạo đất, giúp đất tươi xốp, giữ ẩm và đặc biệt là bổ sung hệ Vi sinh vật có ích giúp cây cà phê phát triển bền vững cho năng suất và chất lượng cao.
Lượng bón:
– Bón lót trước khi trồng: 2 – 3 kg/cây
– Bón thúc vào giai đoạn đầu và cuối mùa mưa: 1 – 2 kg/cây/lần bón.
* Lưu ý: Không trộn phân hữu cơ vi sinh và NPK để bón cùng lúc. Bón hữu cơ vi sinh trước 10-15 ngày sau đó tiếp tục bón phân NPK để tăng hiệu quả sử dụng phân vô cơ tốt hơn.