SẢN PHẨM HỮU CƠ MỚI BLC 08 BIO PROTECT GIẢI PHÁP HỮU HIỆU GIÚP HẠN CHẾ NẤM BỆNH, BẢO VỆ BỘ RỄ CÂY TRỒNG VÀ CẢI THIỆN SỨC KHỎE ĐẤT

Ngày Đăng: 07/03/2025

Trong bối cảnh dưới những tác động của biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra khá phổ biến, đất đai ngày càng thoái hóa, bạc màu, các vi sinh vật có lợi trong đất ngày càng giảm, vi sinh vật gây hại ngày càng nhiều dẫn đến cây trồng dễ bị tổn thương bởi các vi sinh vật gây hại. Nấm bệnh hại trong đất phát triển mạnh, tấn công vào bộ rễ, gây bệnh cho cây, giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng của cây trồng. Phổ biến và nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay là bệnh vàng lá thối rễ, chết nhanh chết chậm và sốc nhiệt ẩm,… đã gây thiệt hại lớn đến năng suất cây trồng và kinh tế của người nông dân.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tạo đất, nhiều nông dân đã bắt đầu sử dụng phân hữu cơ trong canh tác. Tuy nhiên, phần lớn vẫn sử dụng phân hữu cơ truyền thống hoặc phân chưa qua xử lý, ủ hoai mục đúng cách, vô tình tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển, làm gia tăng nguy cơ gây bệnh cho cây trồng. Vì vậy, để cải tạo đất hiệu quả, bổ sung vi sinh vật có lợi và nâng cao sức đề kháng cho cây trồng, giải pháp tối ưu là sử dụng phân hữu cơ vi sinh một cách cân đối và hợp lý. Việc lựa chọn đúng sản phẩm phân bón hữu cơ không chỉ giúp cung cấp hàm lượng hữu cơ cao, cải thiện độ tơi xốp và độ mùn của đất mà còn bổ sung các chủng vi sinh vật hữu ích có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế nấm bệnh hại, góp phần bảo vệ cây trồng và hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc ứng dụng vi sinh vật như Bacillus, Trichoderma, Streptomyces có thể kiểm soát nấm bệnh trong đất, giúp cây khỏe mạnh, hạn chế tuyến trùng gây hại. Vi khuẩn vùng rễ như Azospirillum giúp cố định đạm tự nhiên, giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học. Những giải pháp này giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất và bảo vệ môi trường, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

Hiểu được những khó khăn đó, nhằm hỗ trợ bà con nông dân tìm kiếm những giải pháp phù hợp trong canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu, Công ty cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng không ngừng phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành luôn nghiên cứu, tìm ra những hướng đi mới, phát triển các dòng sản phẩm hữu cơ vi sinh phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và cây trồng ở Tây Nguyên. Với những kết quả đạt được trong nghiên cứu ứng dụng kết hợp giữa các dòng Vi sinh vật hữu ích giúp phòng ngừa các loại nấm bệnh gây hại cho cây trồng. Sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh BLC 08 Bio Protect (hạn chế nấm bệnh) chính là giải pháp bảo vệ cây trồng một cách tự nhiên, bền vững, giúp hạn chế tuyến trùng, kiểm soát nấm bệnh, tăng sức đề kháng, chống chịu với sốc nhiệt, cải tạo đất, cung cấp dinh dưỡng và tăng năng suất cây trồng.

Với thành phần gồm chất hữu cơ 18%, đạm tổng số (Nts) 3%, Bacillus sp 106 CFU/g, Trichoderma sp 106 CFU/g. Ngoài ra, sản phẩm được tăng cường vi sinh vật Azospirillum sp., có khả năng cố định đạm tự do từ không khí, cung cấp nguồn đạm tự nhiên cho cây trồng, giúp giảm lượng phân đạm cần bón mà vẫn đảm năng suất và chất lượng nông sản, phù hợp với quy trình sản xuất nông sản sạch – hữu cơ, an toàn và bền vững.

* Vai trò của Nấm đối kháng Trichoderma spp.:

– Phòng ngừa bệnh vàng lá, thối rễ, lỡ cổ rễ (chết rũ), nứt thân, xì mũ, chết nhanh, chết chậm… do nấm bệnh như: Fusarium,  Rhizoctcnia solania, Phytophthora, Sclerotium rolfsii, Pythium, Verticillium, …và  bệnh héo rũ do vi khuẩn, vi rút gây ra.

– Cung cấp chất dinh dưỡng và hệ sinh vật có ích giúp cải tạo đất, phục hồi và bảo vệ bộ rễ và kích rễ cây phát triển mạnh.

* Vai trò của vi sinh vật Bacillus:

– Cải tạo đất, phân giải nhanh xác bã động thực vật, phân giải Lân khó tan, cố định Đạm, …

– Kiểm soát, phòng ngừa các nấm bệnh gây hại rễ cây trồng.

– Nâng cao sức đề kháng của cây trồng, tăng khả năng tự miễn dịch trước mầm bệnh do: Vius, nấm, vi khuẩn nhờ có lớp màng bảo vệ quanh bộ rễ.

– Có khả năng tổng hợp protein gây tệ liệt ấu trùng của một số loài côn trùng gây hại, sâu đất, trong đó có sâu đục quả bông, các loài sâu đục thân cây hoa màu.

– Tăng khả năng chống chịu trong điều kiện bất lợi.

*Vai trò của vi khuẩn Azospirillum sp.

– Cố định đạm sinh học. Cố định Nitơ từ không khí thành dạng cây có thể hấp thụ được (NH4+), giúp tiết kiệm chi phhí và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường.

– Kích thích sinh trưởng cây trồng, tăng cường phát triển bộ rễ.

– Cải thiện hấp thu dinh dưỡng, khoáng chất như P, K, Fe, Zn,…  và tăng khả năng chống chịu.

– Hỗ trợ phân giải chất hữu cơ làm tăng độ màu mỡ của đất.

Hình ảnh cơ chế cố định Nitơ trong không khí của Azospirillum sp.

 

Hình ảnh bao bì sản phẩm BLC 08 Bio-Root của Công ty Cổ phần Bình Điền – Lâm Đồng

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Loại cây trồngBón lótBón thúc
Cây công nghiệp (Cà phê, Hồ tiêu, …)Bón từ 1-1,5 kg/cây– Giai đoạn KTCB: 0,5-1 kg/cây/lần, bón 2 lần/năm (đầu và cuối mùa mưa)

– Giai đoạn KD: 1,5-3 kg/cây/lần, bón 3 lần/năm (đầu, giữa và cuối mùa mưa)

Cây ăn trái (Sầu riêng, Thanh Long, Bơ, …)Bón từ 1-1,5 kg/cây– Giai đoạn KTCB: 0,5-1 tấn/ha/lần, bón 2 lần/năm (đầu và cuối mùa mưa)

– Giai đoạn KD: 1-3 tấn/ha/lần, bón 2 lần/năm (sau thu hoạch và nuôi trái)

Cây lương thực, hoa, rau màuBón từ 1-2 tấn/ha/lần– 1-3 tấn/ha/lần, chia ra bón 2 lần/vụ (bón thời kỳ cây con và cây trưởng thành)

Cách bón: rải đều phân hữu cơ vi sinh trên mặt đất có lớp tàn dư rồi tưới nước.

* Lưu ý: Bón khi đt đ m và bón trưc khi s dng phân bón Vô cơ t 7 – 10 ngày đ giúp nâng cao hiu qu hp thu dinh dưng đa lưng.

– Lượng bón tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng thực tế của cây trồng.